"Con gái tóc dài trí ngắn" Ai đó đã nói như vậy nhỉ. Tôi cũng chẳng rõ lắm, vì tới hàng trăm người đã nói như vậy. Mà kho tàng ca dao Việt Nam chẳng phải cũng đã nói như vậy sao.
"Đàn ông nông nổi giếng khơi
Đàn bà sâu sắc như cơi đựng trầu"
Đàn bà sâu sắc như cơi đựng trầu"
Tôi tuyệt nhiên chẳng phản đối. Giả sử như nó không phải là sự thật, thì cười xòa một tiếng, coi như nghe một câu chuyện đùa. Còn nếu như nó là sự thật, thì dầu có phản đối bao nhiêu đi chăng nữa, nó vẫn là sự thật. Lắm lúc tôi hay cải biến câu nói trứ danh "Không có người phụ nữ xấu, chỉ có người phụ nữ không biết làm đẹp" thành câu " Không có người sai, chỉ có người không biết bảo vệ lý lẽ của mình" Nghe cũng có vẻ thông thông. Nhưng đó chỉ là nói chơi vậy thôi, bạn bè tôi cũng biết, rằng, tôi có tật hay bông lơn, 50% những câu nói của tôi không phải là sự thật, 50% còn lại thì cũng chỉ gần gần là sự thật. Mà cũng thật kỳ quái. Cái thế giới này đến là lạ, khi tôi nói thật, thì họ lại bảo rằng tôi đang nói dối. Còn khi tôi nói dối, họ lại đáp " Ấy, cứ thật thà như thế có phải tốt hơn không" Tôi đành cười trừ. Và cũng vì thế mà tôi nhiễm cái tật nói bông, nói xạo lúc nào không hay.
Mà dần dần, tôi sinh ra nghi ngờ chính mình. Hoặc giả những điều mà tôi đã nói đó, chinh nó đã là sự thật, rằng chính tôi đang nói sự thật chứ đâu phải nói xạo. Nhớ ngày xưa, có đọc một câu chuyện hài hước. " Một người đàn ông bị bạn bè trêu, cạo trọc đầu. Tỉnh dậy, ông ta cứ băn khoăn tự hỏi " Là ta hay là sư, là sư hay là ta". Rốt cuộc ông ta vào chùa tu, vì nhận rằng, mình chính là sư" Nghĩ đến đây, tôi không khỏi băn khoăn, có khi nào câu nói trứ danh kia lại ăn cắp ý từ câu nói của tôi chăng. Có nhẽ đâu thế, nhưng mà biết đâu, vì sự thật nhiều khi lại hoang đường gấp mấy lần sự tưởng tượng. Huống chi thời đại này, chân chân, giả giả, mơ mơ hồ hồ, biết lấy cái gì ra để làm căn cứ.
Nhưng cái đống sách cũ đang nằm chen chúc hỗn độn cạnh tôi đây thì hoàn toàn chẳng giả, chẳng mơ hồ chút nào. Tôi cũng chẳng hiểu nổi, vì sao mẹ tôi lại thích tích trữ sách cũ đến như vậy. Tòan bộ sách học của tôi từ lớp 1 đến lớp 9 đều được để lẫn lộn ở đây, và nhiệm vụ hôm nay của tôi là sắp xếp nó lại cho gọn ghẽ, hệ thống, gạn và loại. Tôi vốn cực kỳ lười, cực kỳ cực kỳ lười, nhưng hôm nay thì tôi đành phải xắn tay áo lên vận động. Vì rằng nó là sách vở của tôi, vì rằng đống truyện của tôi ngày càng nhiều lên, và sau một hồi tính tóan thiệt hơn, tôi quyết định sẽ dọn dẹp nó cho gọn ghẽ. Tôi thở dài hạ mấy cuốn đầu tiên xuống đất : một cuốn vật lý lớp 9, một cuốn hóa học lớp 8 và cuốn văn học lớp 7. Dù mười mấy năm đã trôi qua, nhưng tôi vẫn rất ấn tượng về cuốn văn học lớp 7 này, tôi còn nhớ là trong đó có một bài văn của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường viết về một câu ca dao. Tôi cũng nhớ trong đó có một câu rất hay : " Nhân danh sen, nhân danh bùn, tôi tuyên bố đuổi cổ câu ca dao này ra khỏi làng văn học dân gian Việt Nam." Câu ca dao này thì tôi đã học lâu rồi, ngay từ hồi tôi mới vào lớp 1, nó đã được trân trọng in trong cuốn học vần tập 2.
Mà dần dần, tôi sinh ra nghi ngờ chính mình. Hoặc giả những điều mà tôi đã nói đó, chinh nó đã là sự thật, rằng chính tôi đang nói sự thật chứ đâu phải nói xạo. Nhớ ngày xưa, có đọc một câu chuyện hài hước. " Một người đàn ông bị bạn bè trêu, cạo trọc đầu. Tỉnh dậy, ông ta cứ băn khoăn tự hỏi " Là ta hay là sư, là sư hay là ta". Rốt cuộc ông ta vào chùa tu, vì nhận rằng, mình chính là sư" Nghĩ đến đây, tôi không khỏi băn khoăn, có khi nào câu nói trứ danh kia lại ăn cắp ý từ câu nói của tôi chăng. Có nhẽ đâu thế, nhưng mà biết đâu, vì sự thật nhiều khi lại hoang đường gấp mấy lần sự tưởng tượng. Huống chi thời đại này, chân chân, giả giả, mơ mơ hồ hồ, biết lấy cái gì ra để làm căn cứ.
Nhưng cái đống sách cũ đang nằm chen chúc hỗn độn cạnh tôi đây thì hoàn toàn chẳng giả, chẳng mơ hồ chút nào. Tôi cũng chẳng hiểu nổi, vì sao mẹ tôi lại thích tích trữ sách cũ đến như vậy. Tòan bộ sách học của tôi từ lớp 1 đến lớp 9 đều được để lẫn lộn ở đây, và nhiệm vụ hôm nay của tôi là sắp xếp nó lại cho gọn ghẽ, hệ thống, gạn và loại. Tôi vốn cực kỳ lười, cực kỳ cực kỳ lười, nhưng hôm nay thì tôi đành phải xắn tay áo lên vận động. Vì rằng nó là sách vở của tôi, vì rằng đống truyện của tôi ngày càng nhiều lên, và sau một hồi tính tóan thiệt hơn, tôi quyết định sẽ dọn dẹp nó cho gọn ghẽ. Tôi thở dài hạ mấy cuốn đầu tiên xuống đất : một cuốn vật lý lớp 9, một cuốn hóa học lớp 8 và cuốn văn học lớp 7. Dù mười mấy năm đã trôi qua, nhưng tôi vẫn rất ấn tượng về cuốn văn học lớp 7 này, tôi còn nhớ là trong đó có một bài văn của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường viết về một câu ca dao. Tôi cũng nhớ trong đó có một câu rất hay : " Nhân danh sen, nhân danh bùn, tôi tuyên bố đuổi cổ câu ca dao này ra khỏi làng văn học dân gian Việt Nam." Câu ca dao này thì tôi đã học lâu rồi, ngay từ hồi tôi mới vào lớp 1, nó đã được trân trọng in trong cuốn học vần tập 2.
"Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn"
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn"
Lẫm chẫm bước chân vào lớp 1, người ta cho chúng tôi học câu ca dao đó và nói rằng, bông sen tượng trưng cho người dân VN kiên cường thanh cao, dù vươn lên từ bùn nhưng vẫn không bị hôi tanh vì bùn... Sáu năm sau, một lần nữa người ta lại bảo với tôi rằng, câu ca dao này là phản động, là mất gốc, sen vươn lên từ bùn, dù có lam lũ thì chối bỏ bùn khác nào chối bỏ nguồn gốc. Giá như tôi không học nó từ lớp 1 thì tôi cũng không đến nỗi phải hoang mang như thế. Người ta còn nói rằng, phải loại bỏ cái tính học hành thụ động, khuôn sáo. Nhưng lúc đó, chúng tôi mới là học sinh lớp 1, chúng tôi làm gì có đủ tư duy, kiến thức để biết rằng, câu ca dao này là phản động. Phải đến tận hôm nay, khi có thời gian rảnh rỗi, tôi mới có thể ngồi lại mà suy ngẫm. Chợt tôi thoáng nghĩ đến khuôn mặt của người sắp chữ bản in. Tôi đồ rằng họ cũng có vẻ mặt như tôi lúc này. Tất nhiên là trường hợp này khá là hãn hữu, vì một cuốn là học vần lớp 1, một cuốn là văn học lớp 7. Nhưng biết đâu do sự đùa cợt của tạo hóa, không, tôi nhầm, tạo hóa làm gì lại bận rộn đến mức đó, cùng lắm nó chỉ do sự sắp xếp của ông trưởng ca in trong lúc chế tác ra bản kế hoạch in ấn, và vào một ngày đẹp trời nào đó, cuốn văn học lớp 7 được in ngay sau cuốn học vần lớp 1, và cái bài văn của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường sẽ được lên khuôn đúng ngay cái khuôn vừa dùng để in cái bài có câu ca dao kia. Bác thợ in tính ra khá là tiện lợi, chỉ cần bóc vài chữ, thêm vài chữ, thế là có ngay một bản in mới nhé.
Kể ra thì trường hợp này cũng khó thật, lẽ nào các vị trưởng bối lại không đọc trước nội dung của mấy bản in. Thực ra thì đọc cũng chỉ là đọc, vì nội dung đã được soạn hết, ký duyệt hết, họ chỉ có trách nhiệm in sao cho rõ, cho đúng chính tả. Nhưng mà họ cũng có thể khắc phục tình trạng này, bằng cách đẩy một cuốn in vào đầu tháng, một cuốn in vào cuối tháng, kéo dài khoảng cách giữa hai bản in ra, và tưởng tượng rằng chừng đó đã đủ bằng sáu năm, bằng khoảng thời gian mà một đứa trẻ đọc tiếp câu truyện về câu ca dao mà nó đã học ở lớp 1.
Bảy năm, nơi giá sách của tôi đang lưu trữ mấy chục cuốn sách giáo khoa. Thế mà thật tình cờ, cuốn học vần cấp 1 lại được đặt ngay sau cuốn văn học lớp 7. Kì quặc thật. Lẽ nào tạo hóa nhiều lúc cũng khá là khôi hài. Thế này thì cái trường hợp hãn hũu mà tôi đã nghĩ ra, về bác thợ in chỉ cần bóc vài chữ đi là có ngay một bản in mới, biết đâu đã từng xảy ra nhỉ. Trời, tôi thật là tò mò, không hiểu bác ấy sẽ nghĩ gì nhỉ.
Tôi xếp gọn sách cũ thành hai chồng, nhét cuốn văn học lớp bảy vào giữa một chồng và cuốn học vần lớp một vào giữa chồng thứ hai, buộc chặt lại. Có lẽ chỉ cần không đặt chúng cạnh nhau là được.
- 15/11/2006 Lam Anh -
Kể ra thì trường hợp này cũng khó thật, lẽ nào các vị trưởng bối lại không đọc trước nội dung của mấy bản in. Thực ra thì đọc cũng chỉ là đọc, vì nội dung đã được soạn hết, ký duyệt hết, họ chỉ có trách nhiệm in sao cho rõ, cho đúng chính tả. Nhưng mà họ cũng có thể khắc phục tình trạng này, bằng cách đẩy một cuốn in vào đầu tháng, một cuốn in vào cuối tháng, kéo dài khoảng cách giữa hai bản in ra, và tưởng tượng rằng chừng đó đã đủ bằng sáu năm, bằng khoảng thời gian mà một đứa trẻ đọc tiếp câu truyện về câu ca dao mà nó đã học ở lớp 1.
Bảy năm, nơi giá sách của tôi đang lưu trữ mấy chục cuốn sách giáo khoa. Thế mà thật tình cờ, cuốn học vần cấp 1 lại được đặt ngay sau cuốn văn học lớp 7. Kì quặc thật. Lẽ nào tạo hóa nhiều lúc cũng khá là khôi hài. Thế này thì cái trường hợp hãn hũu mà tôi đã nghĩ ra, về bác thợ in chỉ cần bóc vài chữ đi là có ngay một bản in mới, biết đâu đã từng xảy ra nhỉ. Trời, tôi thật là tò mò, không hiểu bác ấy sẽ nghĩ gì nhỉ.
Tôi xếp gọn sách cũ thành hai chồng, nhét cuốn văn học lớp bảy vào giữa một chồng và cuốn học vần lớp một vào giữa chồng thứ hai, buộc chặt lại. Có lẽ chỉ cần không đặt chúng cạnh nhau là được.
- 15/11/2006 Lam Anh -
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét